Silicone trong mỹ phẩm là gì?
Silicone có nguồn gốc từ silica, một thành phần được sử dụng phổ biến trong các công thức mỹ phẩm. Silicone trong mỹ phẩm chính là một nhóm các hợp chất cao phân tử (polymer) nhân tạo tổng hợp thành.
Silicone thường chịu nhiệt và đàn hồi như cao su, được sử dụng trong chất bịt kín, chất kết dính, chất bôi trơn, thuốc men, dụng cụ nấu ăn và dùng trong cách nhiệt và cách điện.
Công dụng của silicone trong mỹ phẩm
Không phải tự nhiên silicon được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, cùng điểm qua một số lý do sau đây:
- Silicone tạo thành màng ngăn nước bốc hơi: Có mặt trong các sản phẩm trang điểm như BB Cream, CC Cream, phấn phủ,…bởi khi được apply trên da chúng tạo thành lớp màng mỏng ngăn độ ẩm bị bốc hơi, giống như một lớp khóa ẩm.
- Silicone làm đầy những rảnh nhăn, nếp nhăn: Bề mặt da vốn dĩ khá “gồ ghề”, silicone có cấu trúc phân tử lớn sẽ hỗ trợ làm đầy các rãnh mà không hề thấm xuống da, giúp bề mặt da trở nên bằng phẳng, tạo hiệu ứng da căng mịn, bóng khỏe.
- Silicone có đặc tính chống thấm nước cao
- Silicone sở hữu khả năng giữ các chất khác hoạt động trên da: Silicone rất lớn nên chúng sẽ không thể thấm vào lớp biểu bì mà nằm lại trên bề mặt da. Đồng thời, với tính chất xốp nên chúng giữ những chất khác lại bên trong cấu trúc của chúng và giúp các hoạt chất ngay trên da.
- Bảo vệ làn da: Đóng vai trò như một màng bọc các phân tử chống nắng vật lý ZnO và Ti2O, bảo vệ hai thành phần kém ổn định này dưới tác động của tia UV. Bởi nếu không được bọc lại, các chất chống nắng có thể thẩm thấu sâu vào bên trong da không thể thực hiện được chức năng hấp thụ các tia UV.
Chăm sóc da bằng silicone có an toàn không?
Có rất nhiều ý kiến cho rằng Silicone gây mụn trên da hay làm tình trạng da mụn trở nên tệ hơn. Tuy nhiên, hiện nay silicone đã được FDA, EU, WHO cho phép sử dụng trong mỹ phẩm và ở thời điểm hiện tại chưa có báo khoa học nào kết luận silicone có khả năng gây ung thư, gây độc. Một số nghiên cứu đã “giải oan” cho silicone bởi các minh chứng sau:
- Silicone rất dễ bay hơi, sau một thời gian bôi lên da nó sẽ chỉ giữ một lớp mỏng vừa đủ đóng vai trò là lớp vỏ bên ngoài bảo vệ lớp màn độ ẩm và ngăn chặn những tác nhân xấu cho da.
- Đồng thời, những phân tử silicone có kích thước khá lớn, do đó, nó không có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông và không thể đi sâu qua lỗ chân lông.
Thêm vào đó, theo một báo cáo vào năm 2003 của CIR (Cosmetic Ingredients Review, US), silicone được xếp vào các nhóm chất ít có khả năng gây kích ứng. Bởi lý do này, silicone được sử dụng như một thành phần thay thế trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
Điểm qua một số “lời đồn” không hay về silicone
Có không ít các ý kiến “trái chiều” gây cho bạn một cái nhìn không tốt và phủ nhận các tác dụng tốt của silicone. Sau đây là một vài lầm tưởng về thành phần silicone trong mỹ phẩm khiến nhiều người có định kiến về các sản phẩm chứa silicone:
- Silicone gây mụn trên da
Có đặc tính “trơ”, không phản ứng hoá học với các chất khác, đồng thời có kích thước phân tử lớn nên rất khó để làm bít tắc lỗ chân lông. Vậy nên, bản chất silicone không phải là một chất có khả năng gây ra mụn.
- Silicone không lành tính cho da nhạy cảm, yếu
Trên thực tế, bên phía y tế thường dùng silicone cho những bệnh nhân bị bỏng, cần phục hồi da, bởi chúng lành tính, không gây kích ứng, không bị biến chất. Ở nhiều trường hợp, silicone còn được đưa vào cơ thể con người, vậy nên silicone không dùng được cho da nhạy cảm là điều không đúng.
- Silicone gây bí da, tạo cảm giác ảo
Không thể hoàn toàn đổ lỗi cho silicone, bởi có rất nhiều nguyên nhân khiến da bị bí tắc. Mỹ phẩm chưa silicone sẽ tạo cảm giác mượt mà, do một phần chúng là lớp màn bảo vệ da, đồng thời giúp các thành phần khác hoạt động trên da tốt hơn. Hơn nữa, theo nghiên cứu của Kor. J. Aesthet. Cosmetol, 2% silicone trong kem giúp dưỡng ẩm da nhiều hơn so với kem đơn thuần. Vì vậy, nó giúp ngăn chặn sự mất nước và giúp da giữ độ ẩm tốt hơn.
Kết luận
Review Skincare hy vọng qua bài viết trên bạn có thể biết thêm silicone trong mỹ phẩm là gì, hay chăm sóc da bằng silicone có an toàn không? Mong bạn sẽ có cái nhìn công tâm hơn về silicone, bởi lẽ trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tỷ lệ gây hại của silicone trên da là rất thấp. Vậy nên, nếu không may gặp các vấn đề trên da, hãy khoan đổ lỗi cho silicone mà hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân xem có bị dị ứng với các hoạt chất, thành phần khác không nhé!