Sau khi nặn mụn nên làm gì để nhanh phục hồi da?
Tìm kiếm
Close this search box.

Sau khi nặn mụn nên làm gì để nhanh phục hồi da?

Sau khi nặn mụn cần được đặc biệt chăm sóc để tránh để lại những hậu quả nặng nề. Không chỉ có thể khiến tình trạng mụn nặng thêm còn khiến da lại các di chứng như thâm, sẹo rỗ. Vậy chúng ta nên chăm sóc như thế nào để hỗ trợ sau quá trình điều trị. Ở bài viết dưới đây, Review Skincare chia sẻ đến bạn những cách chăm sóc da đúng cách sau khi nặn mụn.

Những nguy cơ sau khi nặn mụn

Quá trình chăm sóc da sau khi nặn mụn cần đặc biệt chú trọng. Đây là giai đoạn hồi phục cho làn da, thực hiện các bước dưỡng để da được bảo vệ và tái tạo. Nếu cẩn thận sẽ để lại nhiều hậu quả:

  • Sẹo mụn: khi da bị dùng lực tác động sẽ gây tổn thương dưới bề mặt da. Không được chăm sóc sẽ để lại các vết sẹo lõm do cấu trúc da đứt gãy
  • Nhiễm trùng: da đang trong giai đoạn nhạy cảm dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
  • Thâm mụn: đây là tình trạng tăng sắc tố để lại sau khi nặn mụn. Làm cho vùng da được nặng màu sắc tối hơn vùng da thường
  • Mụn tái phát: vị trí nặng có thể hình thành ổ mụn và làm mụn tái phát nhiều lần. Điều này đến từ việc da không lấy hết nhân mụn, da dễ nổi mụn hơn sau khi nặn
Tác hại sau khi nặn mụn
Những lưu ý nào cho da có thể hồi phục nhanh sau mụn

Các bước cần chú ý sau khi nặn mụn

Quá trình hồi phục sau khi nặn mụn là một giai đoạn cần được cẩn trọng và đặc biệt chú ý từ cách chăm sóc đến các sản phẩm sử dụng. Các bước thực hiện sau đây sẽ giúp bạn phục hồi làn da nhanh chóng hơn:

Vệ sinh da mặt đúng cách sau khi nặn mụn

Nặn mụn sẽ để lại những vết thương hở, sưng tấy trên làn da. Lúc này da đang trong tình trạng rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài hay vi khuẩn. Cần giữ vệ sinh sạch sẽ bằng những sản phẩm sữa rửa mặt lành tính. Khi rửa mặt massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn và theo chiều lên. Vừa có tác dụng làm sạch vừa có tác dụng nâng cơ giúp thư giãn da mặt hơn. Da mặt dễ kích ứng hãy chọn những dòng sữa rửa mặt nhẹ dịu và có thành phần thiên nhiên an toàn cho da.

Những điều lưu ý sau khi nặn mụn
Sau khi nặn mụn phải giữ da mặt luôn sạch sẽ, thông thoáng

Không chạm vào da mặt

Tay là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, sau khi nặn mụn không nên dùng tay chạm vào mặt. Vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập và làm tái phát mụn nhanh chóng. Vệ sinh những dụng cụ thường xuyên tiếp xúc với da. Chăn ga, gối, nệm hay khăn lau mặt cũng là cách giữ cho da mặt luôn sạch sẽ. Và đặc biệt không được cạy lớp vảy đang đóng mài. Lớp da dưới vảy là “da non” đang được tái tạo. Nếu phá bỏ lớp vảy này da dễ bị thâm sạm và bị tổn thương nhiều hơn.

Dùng kem chống nắng

Sau khi nặn mụn không thể thiếu kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi các tia độc hại. Các tia UV này sẽ làm nốt mụn nặn xuất hiện tình trạng thâm, sạm, Hạn chế đi dưới trời nắng nóng và có biện pháp che chắn kỹ. Nên chọn loại kem chống nắng dành cho da nhạy cảm. Các thành phần có trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng làm viêm da. Hãy bôi thoa kem chống nắng theo chỉ định để đạt được hiệu quả hồi phục mong muốn.

Công dụng của kem chống nắng
Kem chống nắng là tấm khiên bảo vệ da dưới tác động của ánh nắng mặt trời

Bôi thoa các sản phẩm có khả năng tái tạo, dưỡng ẩm  

Giai đoạn này da đang trong quá trình hồi phục nên kết hợp các sản phẩm bôi thoa là điều cần thiết. Các thành phần được khuyên. Dùng là Vitamin B5 (Pantothenic Acid/ Panthenol), Ceramide, Vitamin B3 (Niacinamide), Glycerin, Ha, Amino Acid,… Tránh những sản phẩm có tính kích ứng, làm trắng hoặc có thành phần lột tẩy quá mạnh. Sau khi nặn mụn da đã dần hồi phục thì kết hợp các biện pháp điều trị khác sẽ an toàn hơn.  

Bạn có thể phối hợp cùng AcneZon Cream: dòng kem dưỡng ẩm, phục hồi và ngăn ngừa mụn. Sau khi nặn mụn với các cơ chế phục hồi hàng rào bảo vệ da, cấp ẩm giúp da khoẻ hơn ngăn mất nước xuyên bì. Kiềm nhờn hiệu quả, ngăn chặn vi khuẩn tấn công gây mụn. Tổ hợp thành phần toàn mỹ có thể nhắc đến là: chiết xuất hoa Calendula, Glycerine, Sh-Oligopeptide-1, Sodium Hyaluronate, Aloe Barbadensis Leaf Juice,…  

Acnezon Cream
Kết hợp nhiều thành phần giúp kháng viêm, kháng khuẩn và phục hồi da

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Các chế độ ăn uống, sinh hoạt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian lành thương. Hạn chế dùng các đồ ăn cay nóng, chất kích thích mụn trở lại. Uống nhiều nước cũng là cách thúc đẩy các tế bào hoạt động mạnh mẽ chữa lành vết nặn mụn. Sau khi nặn mụn bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Da có thời gian để thư giãn và chữa lạnh bên trong làm lành nốt mụn.

Dùng thêm các loại mặt nạ thiên nhiên cũng sẽ tăng cường khả năng hồi phục của da. Các dòng mặt nạ như tràm trà, trà xanh, nghệ, mật ong, cà chua,… có công dụng trong việc phục hồi da. Tuy nhiên, bạn nên chú ý lựa chọn những sản phẩm sạch để tránh gây kích ứng da. Hoặc sử dụng những loại mặt nạ có sẵn với chiết xuất thành phần thiên nhiên đã được kiểm chứng về độ an toàn.

Kết luận

Và điều cần lưu ý nhiều trong khi điều trị mụn là bạn không nên nặn mụn quá nhiều lần. Kết hợp những sản phẩm có tác dụng gom nhân mụn để sau khi nặn mụn việc hồi phục hiệu quả hơn không bị khởi phát. Một cách tối ưu nhất để mụn không hình thành hãy chú ý điều trị và dưỡng da chuyên sâu. Hạn chế nguyên nhân tác động vào 4 cơ chế hình thành mụn sẽ giúp bạn có làn da khỏe đẹp hơn, tránh để lại những tác nhân của mụn gây ra.

Câu hỏi thường gặp

Mụn nào khó chữa trị?

Mỗi loại mụn có một cách hình thành và hình thái khác nhau. Loại mụn nào cũng có một độ khó điều trị riêng. Tuy nhiên, mụn viêm, mụn trứng cá được xem là khó chăm sóc và dễ tái phát sau khi nặn mụn. Kèm theo những biểu hiện sưng đỏ, đau, nhức dễ gây khó chịu cho người bệnh.

Vì sao da bị mụn?

Mụn được hình thành dưới 4 cơ chế. Tăng tiết bã nhờn, tăng sừng hóa phễu nang lông làm vi khuẩn tấn công và gây viêm mụn. Ở những làn da dầu rất dễ hình thành các nốt mụn do quá trình tiết dầu làm bít tắc lỗ chân lông. Nếu không vệ sinh kỹ hoặc không rửa mặt sạch là tác nhân góp phần hình thành mụn. Không chỉ mặt các vùng khác như lưng, ngực, mông đều có thể bị nổi mụn. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa mụn từ sớm để không phải chú ý chăm sóc sau khi nặn mụn để lại nhiều tác hại hơn.

Ai có thể dễ bị mụn

Mụn bắt đầu khởi phát ở thời kỳ dậy thì và giai đoạn rối loạn nội tiết. Ở hai thời kỳ này da sẽ có nguy cơ và nổi mụn nhiều hơn. Còn đối với mụn thì bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nếu gặp phải các tình trạng như không vệ sinh da kỹ, dùng mỹ phẩm không đúng cách, da yếu, nhạy cảm,… Quá trình trị mụn đối với các loại da này sẽ khó khăn để hồi phục lại như ban đầu. Đồng nghĩa với sau khi nặn mụn bạn phải mắc nhiều công sức.

TÌM KIẾM BÀI VIẾT

NHẬN MÃ GIẢM GIÁ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

THẺ ĐƯỢC QUAN TÂM

ĐĂNG KÍ THÔNG TIN NHẬN ƯU ĐÃI

ĐĂNG KÍ THÔNG TIN NHẬN ƯU ĐÃI

Scroll to Top