Vì sao kem chống nắng bị vón cục?
Dùng kem chống nắng là bước không thể thiếu để xây dựng rào chắn ngăn chặn tác hại của tia UV tác động lên da. Nhưng do vấp phải một số nguyên nhân lại làm cho kem chống nắng bị vón cục. Không chỉ làm mất thẩm mỹ và còn mất thời gian để xử lý tình trạng này. Đồng thời, tác dụng che chắn cũng giảm thiêu đi hẳn do lượng kem trên da không đều. Những nguyên nhân được xác định có:
Thành phần kem chống nắng
Kem chống nắng được cấu tạo thành từ nhiều thành phần khác nhau, thường là thành phần dầu và silicone. Đối với thành phần nước sẽ dễ bay hơi và để lại thành phần cô đặc. Khi dùng lực thoa trên mặt quá khiến kem chống nắng bị vón cục và xuất hiện vệt trắng. Còn đối với thành phần chứa nhiều silicon lại tạo thành màng (film forming agent). Màng chắn này khó có thể thẩm thấu mà chỉ tạo thành lớp phủ trên bề mặt.
Ở những dòng kết hợp cả hai thành phần trên, nếu không có cách sử dụng đúng thì khả năng hòa tan càng khó hơn. Kết quả khiến bề mặt chứa lượng kem không đều, xuất hiện nhiều vệt trắng, cục nghét.
Thời gian skincare giữa các bước
Chúng ta thường bôi kem chống nắng vào buổi sáng để phòng ngừa tia cực tím. Trước bước này phải dùng thêm các bước kem dưỡng để chăm da. Do đó việc chồng nhiều lớp trong thời gian ngắn phần nào lại khiến tình trạng kem chống nắng bị vón cục xuất hiện. Để cân bằng giữa bước nuôi dưỡng và bước bảo vệ cần bôi kem cách nhau ít nhất từ 15 – 20 phút. Đừng quá vội vàng khi muốn nhanh chóng kết thúc quy trình skincare lại gây tác dụng ngược.
Lượng kem chống nắng vừa đủ
Có nhiều thông tin là chúng ta phải bôi đủ 2 lóng tay kem chống nắng mới có thể bảo vệ da toàn diện. Tuy nhiên, đối với diện tích khuôn mặt của mỗi người sẽ cần một lượng kem chống nắng khác nhau. Sử dụng quá nhiều không chỉ khiến kem chống nắng bị vón cục mà da còn bị bít tắc tạo điều kiện cho mụn sinh sôi.
Thao tác thoa kem chống nắng không đúng cách
Tuy nhiều người không chú ý, nhưng thao tác khi thoa cũng sẽ làm kem chống nắng bị vón cục. Nhiều người mắc sai lầm khi thoa sản phẩm đặc biệt này như những dòng kem dưỡng khác. Tuy nhiên, để da thẩm thấu tốt thì không nên thoa theo chuyển động tròn. Thao tác này khiến cho chất kem chống nắng khó hoà tan và giống như đang bị “vo viên”.
Mỗi người đều sở hữu loại da khác nhau và chúng cũng ảnh hưởng đến sự thẩm thấu của những sản phẩm khi thoa lên mặt. Với những làn da quá khô kem chống nắng bị vón cục cùng với những tế bào da chết và lớp vảy khô không thể nào khiến kem tệp hoàn toàn trên da. Còn ở những nền da dầu mụn lại là tổ hợp của dầu nhờn, bụi bẩn cản trở kem chống nắng được thoa đều trên da. Ngoài ra còn có những nền da hỗn hợp, không xác định được vùng chăm sóc phù hợp thì khó hoà tan kem chống nắng trọn vẹn.
Cách thoa kem chống nắng để không bị vón cục
Những cách sử dụng sai cách làm xuất hiện mảng trắng khiến nhiều chị em ngần ngại trong bước bảo vệ. Hãy thực hiện theo những bước sau để hạn chế tình trạng này:
Bước 1: Chọn kem chống nắng phù hợp với nền da
Có thể chọn theo loại da hiện tại hoặc thời tiết để kem chống nắng không bị vón cục, hạn chế bết rít.
Bước 2: Chấm kem chống nắng thành nhiều điểm trên mặt
Kem chống nắng được phân tán nhiều điểm để da được bao phủ lượng kem chống nắng đều hơn. Thao tác tán cũng trở nên dễ dàng hơn, 5 điểm được áp dụng là trán, mũi, 2 bên má và cằm. Có một số dòng kem chống nắng khô nhanh theo chỉ định của hãng. Bạn nên lưu ý điểm này để thực hiện thao tác chuẩn xác hơn.
Bước 3: Thao tác thực thoa kem chống nắng
Dùng tay miết nhẹ sang ngang, theo chiều lên. Thao tác nhanh, đồng thời vỗ nhẹ lên mặt để các hoạt chất thẩm thấu tốt hơn. Tránh các cử động xoa tròn rất dễ biến kem chống nắng giống như đang tẩy tế bào chết.
Bước 4: Thời gian chờ
Kem chống nắng được khuyến nghị là có tác dụng ngay khi thoa trên mặt. Tuy nhiên, giữ cho lớp bảo vệ không bị hao hụt và bền bỉ hơn, nên để da có thời gian chờ từ 10 – 15 phút mới thực hiện những bước tiếp theo.
Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng
Để hạn chế tình trạng kem chống nắng bị vón cục bạn cần tuân thủ thêm những nguyên tắc sau:
- Không nên sử dụng kem chống nắng sau bước dưỡng hoặc serum có kết cấu dạng gel hoặc thành phần gốc dầu
- Khi thoa không miết quá mạnh tay và nên vỗ nhẹ để kết cấu thẩm thấu nhanh hơn. Kỹ lưỡng hơn bạn có thể thoa từng vùng trên mặt
- Không rút ngắn thời gian chờ giữa các bước làm cho lớp trước chồng lên lớp sau khiến chúng dễ vón cục, khó tán đều
- Chọn sản phẩm theo loại da, da dầu nên chọn kem chống nắng hoá học, không chứa cồn. Da khô nên chọn sản phẩm bổ sung thành phần dưỡng, chống oxy hóa cao. Nền da nhạy cảm lại ưu tiên thành phần không chứa chất bảo quản, hương liệu, tạo mùi. Và tất cả đều nên chọn sản phẩm có chỉ số SPF30 – SPF50. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm của nhà IMAGE Skincare, có tất cả sản phẩm theo loại da bạn cần
- Bảo quản kem chống nắng ở môi trường khô thoáng, tránh ẩm mốc
- Không thường xuyên chạm tay, dùng giấy thấm dầu hay khẩu trang quá chặt làm hao hụt kem chống nắng
Lời kết
Sử dụng kem chống nắng bị vón cục không phải là vấn đề quá mới mẻ, nhưng vẫn nhiều người mắc phải. Hãy tham khảo những thông tin trên từ Review Skincare, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt. Đừng để những sai lầm có thể khắc phục được làm cản trở rào chắn bảo vệ da cho bạn.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao bôi kem chống nắng bị bóng da?
Kem chống nắng bị vón cục hay bôi kem chống nắng bị bóng da đều là những vấn đề gây “nhức nhối”. Với tình trạng bóng dầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân từ sản phẩm đến người dùng. Có thể kể đến như sản phẩm không phù hợp, kém chất lượng. Bên cạnh đó là do loại da đổ dầu nhiều lại bị hiểu nhầm do sản phẩm. Sử dụng lượng kem chống nắng quá nhiều, không vệ sinh da hoặc chứa thành phần làm mềm.
Bôi kem chống nắng bị mốc?
Dùng kem chống nắng bị mốc liên quan đến nền da có thể đang bị khô. Điều này làm cho lượng hoạt chất không thể thẩm thấu mà tồn tại trên bề mặt da. Khi thực hiện những bước tiếp theo sẽ xảy ra hiện tượng mốc nền. Tình trạng này bắt gặp thường xuyên trong các nền da hay trang điểm nhiều mà không có biện pháp dưỡng phù hợp. Hãy bổ sung thêm yếu tố giữ ẩm để khắc phục biểu hiện này. Tuy hiên, không nên quá nhiều sẽ khiến kem chống nắng bị vón cục.