Da bị cháy nắng là gì?
Hiện nay tình trạng da bị cháy nắng xảy ra rất phổ biến ở rất nhiều người. Cháy nắng có bản chất là phản ứng viêm của làn da trước những yếu tố như bức xạ tia cực tím (UV) đối với những lớp tế bào ngoài cùng của da.
Da của con người thường chứa sắc tố melanin, một sắc tố mang lại sắc màu cho da cũng như bảo vệ da trước tia nắng mặt trời bằng cách làm tiêu tan hơn 99,9% tia UV hấp thụ. Do đó, khi tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh ra lượng melanin nhiều hơn bình thường để bảo vệ da. Đó là lý do chính khiến da tối màu hơn.
Các dấu hiệu nhận biết da cháy nắng
Sau nhiều giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tình trạng cháy nắng có thể kéo dài nhiều ngày sau đó. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết da cháy nắng phổ biến:
- Da bị ửng đỏ: Các mao mạch máu sẽ bị vỡ hay giãn ra khi chịu ảnh hưởng của tia UV quá lâu. Ngay lập tức da sẽ bị đỏ, đau rát.
- Có triệu chứng đau, ngứa và sưng nề.
- Da không đều màu
- Xuất hiện một số bọng nước nhỏ trên bề mặt da.
- Da bị khô sạm: Các tế bào Keratin bị sừng hoá, da trở nên dày, khô, bong tróc.
- Da phập phồng: Da có thể bị bỏng rộp, thậm chí bị rỉ mủ. Đây là một trường hợp đã bị bỏng nặng.
- Có một số trường hợp nghiêm trọng hơn như bị sốt, đau đầu, hay thậm chí nôn mửa.
Da cháy nắng không những gây nên những tình trạng đau rát, bất tiện trong sinh hoạt, mất thẩm mỹ mà còn gặp phải những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hay vùng da cháy nắng có thể bị tăng sắc tố sau viêm, dẫn đến sạm da và đẩy nhanh hiện tượng lão hoá.
Cách chữa da bị cháy nắng
Có nhiều cách để chữa da bị cháy nắng, dưới đây là một số cách phổ biến mang lại hiệu quả cao:
Sử dụng nước mát làm dịu da
Thực tế cháy nắng là phản ứng viêm của da, cách để dịu làn da đang bị cháy nắng nhanh nhất chính là hạ nhiệt độ cho khu vực da bị ảnh hưởng. Do đó, khi da có dấu hiệu bỏng rát hay cháy nắng, cần làm mát ngay bằng nước mát. Chỉ cần dùng nước sạch mát bình thường để làm dịu da, không cần thiết phải dùng nước đá vì có khi sẽ gây bỏng nặng hơn cho da.
Tuy nhiên, bạn không được dùng nước của hồ bơi vì nước hồ bơi thông thường chứa Clo rất cao dễ gây kích ứng da. Không nên chườm đá lạnh trực tiếp vì về sau sẽ gây ra nhiều tổn thương cho da.
Dùng kem dưỡng ẩm hay gel lô hội
Kem dưỡng ẩm hay gel lô hội bổ sung những chất cần thiết giúp những vùng da bị cháy nắng được hồi phục một cách nhanh nhất. Theo nhiều nghiên cứu, những người có làn da bị cháy nắng khi sử dụng hai thành phần có thời gian hồi phục nhanh hơn 9 ngày so với những người không sử dụng. Do đó, đây là một trong những cách xử lý cháy da ngày hè oi nóng vô cùng đơn giản và hiệu quả.
Lưu ý không nên dùng kem dưỡng ẩm hay gel lô hội cho những vết thương hở. Tuy nhiên, nên sử dụng kem dưỡng ẩm hay gel lô hội trong tủ lạnh để vừa có thể làm mát vừa có thể giảm đau hiệu quả. Đặc biệt, ở kem dưỡng ẩm, bạn cần lưu ý thêm các thành phần có trong sản phẩm, vì đôi khi sẽ có một số chất gây kích ứng cho da.
Sử dụng baking soda và bột yến mạch
Pha một vài muỗng baking soda vào buồng tắm với nước mát và ngâm mình trong khoảng từ 15 đến 20 phút để giảm nhẹ những tổn thương trên da. Bạn cũng có thể bổ sung bột yến mạch vào để cung cấp độ ẩm và làm dịu tình trạng da.
Sau khi tắm xong, không nên lấy khăn chà xát sẽ gây bỏng rát, chỉ cần lấy khăn bông mềm thấm nước để làm da khô.
Dùng giấm
Một số người cho rằng dùng giấm sẽ gây ra tình trạng đau rát cho da vì trong giấm có tính axit. Tuy nhiên, một số người cho rằng sử dụng giấm để tắm sẽ giảm các tình trạng bỏng rát.
Ngoài ra cũng có một số biện pháp khác đem lại hiệu khi da bị cháy nắng sạm đen:
- Mặc quần áo mỏng nhẹ: Không mặc quần áo bám sát vào bề mặt da để tạo sự thông thoáng giúp phục hồi những tổn thương cháy nắng được nhanh chóng hơn.
- Uống nhiều nước: Bị cháy nắng khiến da cần được cung cấp nhiều độ ẩm để đẩy mạnh quá trình phục hồi nhanh chóng.
Một số phương pháp phòng ngừa cháy nắng hiệu quả
Làn da bị cháy nắng sẽ đẩy nhanh quá trình lão hoá, nặng hơn có thể gây ra tình trạng ung thư da. Do đó, tốt nhất là đừng để làn da của bạn đừng bị cháy nắng, dưới đây là một số phương pháp giúp bạn ngăn ngừa chống nắng:
- Trong khoảng thời gian từ 11 giờ – 16 giờ, hạn chế ra ngoài vì trong khoảng thời gian này chỉ số tia cực tím trong mặt trời đạt mức cao nhất.
- Duy trì thoa kem chống nắng liên tục và mỗi ngày khi ra đường để ngăn chặn tia UV gây hại. Bảo vệ da bằng những trang phục dày dặn, mũ, nón.
Gợi ý kem chống nắng Image Prevention SPF50 giúp bảo vệ da toàn diện trước những tác nhân gây hại của tia UVA/UVB và ánh sáng xanh lên da. Sử dụng thành phần hoá học gồm Homosalate, Octocrylene, Octisalate và thành phần vật lý Zn0 với công dụng chống nắng vượt trội. Những thương tổn của ánh nắng mặt trời và tác động của các gốc tự do.
Kem chống nắng Anthelios Anti-Shine Gel-Cream Dry Touch Finish Mattifying Effect SPF50+ của thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng La Roche-Posay. Với công nghệ cải tiếng XL-Protect cùng kết cấu kem gel dịu nhẹ, không bết dính hỗ trợ ngăn ngừa tia UVA/UVB, tia hồng ngoại, tác hại từ ô nhiễm môi trường.
Gel chống nắng dưỡng sáng da Anessa SPF50 dòng sản phẩm kem chống nắng thuộc thương hiệu mỹ phẩm Anessa(tập đoàn Shiseido). Công dụng 2 trong 1: vừa dưỡng da, ngăn ngừa đốm nâu, vừa chống nắng bảo vệ da. Kết cấu gel mỏng nhẹ, khô ráo và mát mịn, giúp bảo vệ da tối ưu dưới ánh nắng mặt trời, đồng thời chứa dưỡng chất giúp sáng mịn tự nhiên, tàn nhang và giảm sạm nám.
- Tránh sử dụng những giường tắm nắng: Ánh sáng nhân tạo của các giường tắm nắng gây bỏng da và sản xuất tia cực tím.
Kết luận
Da bị cháy nắng gây cảm giác mất tự tin, vậy nên cần chú ý các biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, nếu đã rơi vào tình trạng da cháy nắng, bạn có thể tham khảo những bí quyết điều trị da cháy nắng bên trên của Review Skincare để nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng và hồng hào.