Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài không phải ai cũng biết
Mất ngủ là hiện tượng khó đi vào giấc ngủ, ngay cả khi bạn có rất nhiều thời gian để ngủ. Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân, từ bên trong cơ thể hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài. Một số nguyên nhân gây mất ngủ điển hình, bao gồm:
- Do thói quen ăn uống: Thói quen sử dụng đồ ăn khó tiêu, ăn đêm, sử dụng quá mức caffeine, đồ uống có cồn khiến bạn khó ngủ hơn, ngủ chập chờn không sâu giấc.
- Do môi trường: Môi trường sống quá ồn ào, nhiều ánh sáng mạnh, nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ.
- Do thay đổi nội tiết: Sự thay đổi nội tiết đặc biệt ở thanh thiếu niên hoặc ở những người đang trong giai đoạn mãn kinh, cũng khiến bạn khó để vào giấc.
- Do tính chất công việc: Công việc tiếp xúc quá nhiều với nguồn sáng từ các thiết bị điện tử, kết hợp với ca làm việc trái múi giờ sinh học của cơ thể, về lâu dài khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc.
- Do bệnh lý: Một số người mắc các bệnh lý như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, các bệnh thần kinh hoặc đang chịu các cơn đau do bệnh có thể khó ngủ trong vài ngày hoặc trong một thời gian dài.
7 tác hại của mất ngủ kéo dài cần cảnh giác
Mất ngủ kéo dài không chỉ đơn giản gây ra những tác hại như quầng thâm trên mắt, ngáp ngủ, cơ thể mệt mỏi mà chúng còn ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể. Thậm chí, có thể gây ra những bệnh lý nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng điểm qua một vài tác hại điển hình do mất ngủ kéo dài mà bạn cần cảnh giác nhé.
1. Tâm trạng trở nên cáu kỉnh
Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, thời gian khó ngủ khiến tâm trí dễ bị kéo vào những suy nghĩ tiêu cực. Việc thiếu ngủ lâu ngày có thể khiến người bị mất ngủ dễ dàng nổi cáu với những người xung quanh, ngay cả khi họ là một người hiền lành, tính tình gần gũi, dễ chịu.
2. Suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Mất ngủ kéo dài có thể làm giảm khả năng ghi nhớ của các tế bào thần kinh, gián đoạn hoạt động xử lý thông tin, giảm sự tập trung và khả năng phán đoán. Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sáng tạo hoặc việc ra quyết định trong công việc hay cuộc sống hàng ngày.
Thậm chí, có những người mất ngủ quá lâu còn sinh ra ảo giác, hoang tưởng, nghi ngờ tất cả mọi người mọi sự kiện, dễ thực hiện hành vi bạo lực hoặc có ý định tự sát.
3. Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống
Ngủ không đủ, không ngủ được khiến các cơ quan trong cơ thể không được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng sau một ngày dài mệt mỏi. Điều này khiến các bộ phận cơ thể trở nên uể oải, chân tay kém linh hoạt, khó phối hợp, tốc độ phản ứng chậm hơn. Cả cơ thể toát lên vẻ ủ rũ, thiếu sức sống.
4. Giảm sức đề kháng
Hoạt động tạo ra kháng thể và cytokine của hệ thống miễn dịch chỉ có thể diễn ra trong khi ngủ, Mất ngủ kéo dài khiến hoạt động sản xuất này bị ngưng trệ, điều này dẫn đến tình trạng cơ thể giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn, kháng vi rút, nếu có vết thương thì rất dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành. Cơ thể mất nhiều thời gian và cần nhiều năng lượng, dưỡng chất hơn để phục hồi khi suy yếu hoặc khi đang điều trị bệnh.
5. Rối loạn hệ thống nội tiết
Hormone đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các chức năng sinh lý, sinh sản, sửa chữa tế bào và xây dựng các khối cơ. Cơ thể cần ngủ tối thiểu 3 giờ/ngày để sản xuất hormone testosterone và các hormone tăng trưởng khác. Việc mất ngủ kéo dài có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone, ức chế giải phóng hormone từ đó ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể.
6. Da thâm sạm và lão hóa nhanh hơn
Quy trình tái tạo tế bào và sửa chữa các tổn thương trên da thường diễn ra vào ban đêm, khi cơ thể đi vào giấc ngủ. Ngủ muộn, ngủ không đủ giấc sẽ khiến da trở nên sạm màu, xuất hiện quầng thâm, da tái nhợt trông thiếu sức sống.
Bên cạnh đó, mất ngủ kéo dài làm tăng sinh hormone cortisol. Đây là hormone có khả năng làm suy yếu, đứt gãy các sợi đàn hồi elastin và collagen trên da, làm suy giảm cấu trúc và độ săn chắc của da. Khiến da xuất hiện nhiều nếp nhăn, rãnh nhăn, các vết chân chim và chảy xệ, khiến bạn già đi trông thấy.
7. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì
Ngủ đủ giấc giúp cơ thể duy trì hoạt động sản xuất đều đặn 2 loại hormone leptin và ghrelin, kiểm soát cảm giác no đói của cơ thể. Mất ngủ làm tăng ghrelin và giảm leptin, khiến bạn dễ bị thèm ăn món gì đó vào ban đêm. Bên cạnh đó, ngủ không đủ khiến lượng insulin trong cơ thể giảm xuống, khả năng dung nạp đường trong máu cũng kém đi. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, đái tháo đường, thừa cân, béo phì…
3 cách giúp lấy lại giấc ngủ và ngủ ngon hơn
Có rất nhiều cách giúp bạn lấy lại giấc ngủ, dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bài viết này sẽ chỉ ra 3 cách được chuyên gia khuyên dùng nhiều nhất hiện nay nhé.
Sử dụng những thực phẩm từ tự nhiên
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học từ các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị mất ngủ là một trong những giải pháp được nhiều người lựa chọn. Một số thực phẩm điển hình được sử dụng trong điều trị mất ngủ phải kể đến như:
- Chuối: Chứa Kali và Magie giúp giảm stress, thư giãn não bộ, tăng cường khả năng chuyển hóa tryptophan thành serotonin và melatonin giúp duy trì giấc ngủ tự nhiên hiệu quả.
- Hạt sen: Có tác dụng an thần và bồi bổ cơ thể.
- Cá: Thực phẩm bổ dưỡng giàu protein, cải thiện sức khỏe não bộ.
- Cải bó xôi: Chứa hàm lượng cao kali, giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn.
- Sữa chua: Chứa axit tryptophan tốt cho giấc ngủ.
- Đậu nành: Phù hợp với phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, giúp giảm các cơn bốc hỏa vào ban đêm, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ mất ngủ.
- Trà hoa cúc, tâm sen và atiso: Chứa nhiều thành phần an thần, giảm stress, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Biện pháp này rất dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí nhưng nhược điểm là cần rất nhiều thời gian để thấy được hiệu quả.
Điều trị mất ngủ kéo dài bằng thuốc
Đây là biện pháp thường được bác sĩ sử dụng cho bệnh nhân bị khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ kéo dài nhiều ngày. Một số loại thuốc điều trị mất ngủ thường gặp bao gồm:
- Thuốc kê đơn: Zolpidem, Butabarbital, Temazepam…
- Thuốc không kê đơn: Diphenhydramine, Doxylamine…
Đa số những loại thuốc này được đánh giá khá tốt về hiệu quả điều trị, tuy nhiên, bạn không được tự ý dùng thuốc mà cần thăm khám, hướng dẫn và được theo dõi bởi bác sĩ chuyên môn. Phương pháp này không nên dùng quá nhiều vì có thể dẫn đến việc gặp phản ứng phụ, nhờn thuốc, kháng thuốc.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách sử dụng viên uống
Sử dụng viên uống bổ sung được đánh giá là giải pháp giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ tốt nhất hiện nay. Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng mà còn an toàn, lành tính, hạn chế tối đa tình trạng nhờn thuốc, giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
Nhắc đến viên uống được ưa chuộng nhất hiện nay trong điều trị mất ngủ, phải kể đến Viên uống giảm stress, cải thiện giấc ngủ Hush & Hush Mind Your Mind. Sản phẩm đến từ thương hiệu thực phẩm chức năng thuần chay cao cấp hàng đầu tại Mỹ – Hush & Hush. Viên uống này được bào chế từ L-Theanine, Magnesium, L-Tryptophan, chiết xuất cúc La Mã, Rễ cây nữ lang và cây rễ vàng.
Viên uống này mang đến hàng loạt công dụng nổi bật như:
- Hỗ trợ cải thiện sức khỏe trí não và tim mạch.
- Kích hoạt hoạt động của các thụ thể trong não, thúc đẩy cơn buồn ngủ diễn ra nhanh hơn, cho bạn dễ chìm vào giấc ngủ.
- Tăng cường trí lực, thể lực, giảm mệt mỏi.
- Giảm căng thẳng, lo âu, stress, an thần.
- Làm dịu tâm trí, cải thiện cảm xúc.
Viên uống Hush & Hush Mind Your Mind được thiết kế dưới dạng viên nang bao phim giống như các viên vitamin. Hương vị dễ uống, không đắng, không khó ngửi. Giúp tâm trí bạn được thư giãn, cơ thể giảm mệt mỏi, dễ vào giấc hơn sau khoảng 20-60 phút. Và ít bị mệt sau khi ngủ dậy. Hơn nữa, bảng thành phần của sản phẩm cũng rất an toàn, không gây tác dụng phụ, không làm nóng trong hay gây táo bón nên bạn có thể yên tâm sử dụng nhé.
Nếu bạn quan tâm và đang muốn tìm địa chỉ uy tín để đặt mua Viên uống Hush & Hush Mind Your Mind, thì hãy ghé qua trang web Hush & Hush VietNam để đặt hàng nhé. Trang web này chuyên cung cấp các dòng sản phẩm đến từ nhà Hush & Hush, cam kết 100% chính hãng, có dán tem chống hàng giả của Bộ Công An, bán đúng giá và có chính sách đổi trả rất rõ ràng, nên bạn có thể yên tâm đặt mua nhé.
Câu hỏi thường gặp:
Mất ngủ kéo dài bao lâu được gọi là bất thường?
Nếu tính dựa trên thời gian mất ngủ, thì mất ngủ kéo dài được chia thành 2 dạng chính: Mất ngủ cấp tính – mất ngủ không thường xuyên, không kéo dài quá 1 tháng và mất ngủ mãn tính – mất ngủ thường xuyên, kéo dài từ một tháng trở lên. Do đó, 1 tháng được coi là mốc thời gian bất thường, nhưng bạn nên chú ý ngay từ tuần đầu tiên. Nếu mất ngủ liên tục trong 7 ngày thì nên theo dõi thời gian mất ngủ và lên kế hoạch đi khám sớm nhất có thể.
Dấu hiệu nào giúp nhận biết tình trạng mất ngủ kéo dài?
Một số dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng mất ngủ kéo dài phải kể đến như: Trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, không cảm thấy thư giãn sau một đêm ngủ, mất ngủ liên tục trong nhiều ngày mà không rõ nguyên nhân, thèm ăn khuya dù đã ăn no…
Có cách nào để phòng ngừa tình trạng mất ngủ kéo dài không?
Để phòng ngừa tình trạng mất ngủ, bạn nên duy trì một tinh thần thoải mái, hạn chế tạo áp lực, stress, giảm những suy nghĩ tiêu cực. Đồng thời hạn chế ăn đồ ăn khó tiêu vào buổi tối, giảm tần suất sử dụng đồ uống chứa nhiều cafein và cồn. Bên cạnh đó, hãy xây dựng cho mình thói quen ngủ nghỉ đúng giờ, ngủ đủ giấc, và hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ khoảng 1 giờ.