Đau đầu mất ngủ hoặc đau đầu sau khi thức dậy là tình trạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân như căng thẳng, thiếu máu não, do mất ngủ kéo dài…Nếu bệnh kéo dài và không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy đau đầu mất ngủ là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh này như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Đau đầu mất ngủ là bệnh gì?
Đau đầu mất ngủ là một chứng rối loạn đau đầu nguyên phát. Đây là hiện tượng người bệnh cảm thấy các cơn đau nhức ở một bên đầu hoặc cả đầu khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm, khi người bệnh ngủ được khoảng 1 tiếng, lúc này các cơn đau sẽ xuất hiện làm gián đoạn giấc ngủ. Cơn đau có thể kéo dài từ 15 phút đến 4 giờ khiến người bệnh khó ngủ trở lại hoặc ngủ chập chờn không sâu. Đi kèm sau đó sẽ là cảm giác đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy. 2 kiểu đau đầu thường gặp bao gồm:
- Đau nửa đầu: Thường là các cơn đau mạnh, tập trung chủ yếu ở 1 bên đầu. Cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Đi kèm với đó là một số triệu chứng như nôn mửa, buồn nôn, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.
- Đau đầu do căng thẳng: Có xu hướng là các cơn đau nhẹ đến vừa, vị trí đau chủ yếu ở đỉnh đầu, 2 bên và sau đầu. Tình trạng này thường không bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc âm thanh.
Đau đầu mất ngủ có thể xảy ra ở nhiều đối tượng nhưng thường gặp hơn cả ở người trung niên và cao tuổi. Nếu hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn với tần suất thấp thì có thể chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng nếu các cơn đau diễn ra thường xuyên thì chúng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe mà bạn cần cảnh giác.
Nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ không phải ai cũng biết
Đau đầu và giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mất ngủ được coi là nguyên nhân chính làm khởi phát các cơn đau đầu, đau nửa đầu. Còn các cơn đau nhức vùng đầu cũng khiến bạn trở nên khó ngủ hơn, sau đó khiến tình trạng đau đầu diễn biến nặng hơn.
1. Do căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress do công việc, kinh tế, gia đình, con cái… được coi là một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng đau đầu, đau nửa đầu. Người bệnh thường suy nghĩ quá nhiều trong ngày, đặc biệt là trước khi ngủ tạo ra những cơn căng thẳng gây áp lực lên hệ thống thần kinh gây ra các cơn đau. Bên cạnh đó, trạng thái căng thẳng còn ức chế sản sinh melatonin – hormone điều hòa chu kỳ giấc ngủ sinh ra từ tuyến yên của hệ thần kinh trung ương. Khiến việc đi vào giấc ngủ hoặc ngủ ngon giấc trở nên khó khăn hơn.
2. Thay đổi thời tiết
Theo một khảo sát được đăng tải trên trang National Headache Foundation (https://www.webmd.com/migraines-headaches/headache-and-migraine-trigger-weather) cho thấy cứ 4 người thì sẽ có 3 người xác nhận rằng họ bị đau đầu khi thời tiết có những biến đổi nhất định. Điều này là do cơ thể người bệnh chưa kịp thích nghi với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ ẩm dẫn đến các cơn đau đầu khó ngủ. Bên cạnh đó, sự thay đổi về áp suất cũng có tác động tới hoạt chất và điện não, kích thích tới các dây thần kinh gây ra các cơn đau đầu mất ngủ.
3. Chế độ ăn mất cân bằng
Chế độ ăn uống mất cất bằng, thiếu nguồn dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, vitamin, sắt, Omega-3-6-9 hoặc dư thừa đường và chất béo có thể ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, trao đổi chất khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ gặp các cơn đau đầu mất ngủ.
4. Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh
Một số bạn thường có thói quen thức quá khuya, sau đó ngủ ngày, ngủ trưa quá nhiều. Khi ngủ quá giấc, các trung khu thần kinh sẽ bị ức chế, dẫn tới hiện tượng suy giảm lượng máu lên não, quá trình trao đổi chất bị chậm lại. Kết quả là bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi và đau đầu sau một giấc ngủ dài và có thể sẽ bị đau đầu khó ngủ khi đến giờ ngủ buổi tối.
Bên cạnh đó, vận động quá nhiều trước khi ngủ hoặc sử dụng quá mức các thiết bị điện tử cũng có thể dẫn đến các cơn đau đầu, choáng váng, gây khó ngủ, mất ngủ hoặc đau đầu khi thức dậy.
5. Ô nhiễm tiếng ồn và ánh sáng
Môi trường sống quá ồn ào, tiếng động quá lớn và liên tục hoặc tiếp xúc với nguồn sáng mạnh quá lâu có thể tạo ra các cơn căng thẳng thần kinh đi kèm với cảm giác khó chịu, khó ngủ. Đây có thể là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu mất ngủ.
6. Do bệnh lý và sử dụng thuốc
Các cơn đau đầu mất ngủ xuất hiện còn có thể do người bệnh mắc một số bệnh lý như:
- Thiểu năng tuần hoàn não (thiếu máu não): Theo Viện tâm lý học, có đến 80% các trường hợp đau đầu mất ngủ kinh niên là do thiếu máu não. Lượng máu lưu thông lên não bị kém, gây ra các cơn đau đầu, choáng váng.
- U não: Khối u chèn ép lên dây thần kinh dẫn tới các cơn đau đầu mất ngủ.
- Suy nhược thần kinh: Khiến chức năng thần kinh bị rối loạn, khiến người bệnh dễ xuất hiện các cơn đau đầu, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Rối loạn tiền đình: Đau đầu, khó ngủ cũng là một trong những triệu chứng điển hình của căn bệnh này.
- Mất ngủ kinh niên: Mất ngủ kéo theo việc lượng máu lên não bị suy giảm, tạo ra các cơn đau nhức vùng đầu.
- Viêm xoang: Viêm xoang lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng đau đầu, đau nửa đầu gây mất ngủ.
Ngoài ra, những loại thuốc dùng điều trị các bệnh lý như thuốc dị ứng, thuốc cảm, thuốc lợi tiểu…cũng có thể gây ra tình trạng đau đầu khó ngủ.
3 cách giúp điều trị chứng đau đầu mất ngủ
Nếu bạn đang phải vật lộn với những cơn đau đầu mất ngủ kéo dài mà chưa tìm được giải pháp khắc phục, thì hãy tham khảo 3 cách giúp điều trị được chuyên gia gợi ý dưới đây nhé.
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Thói quen ngủ tốt kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh khoa học, có thể giúp bạn đánh bại chứng đau đầu mất ngủ. Hãy tham khảo một số lời khuyên của chuyên gia dưới đây nhé.
- Cố gắng đi ngủ trước 11h tối, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và chợp mắt buổi trưa khoảng 30-60 phút.
- Không nên ngủ ngày quá nhiều mà bỏ qua các bữa chính trong ngày.
- Tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng vừa phải.
- Hạn chế ăn khuya và tránh sử dụng cafein và các chất kích thích. Nên bổ sung omega – 3, sữa, thực phẩm giàu chất xơ và các axit amin sẽ có tác dụng làm giảm và xoa dịu các cơn đau đầu.
- Thư giãn và cố gắng hạn chế cảm xúc căng thẳng, lo lắng trước khi ngủ. Nếu mất ngủ thì đừng cố gắng ép bản thân phải ngủ mà hãy làm thêm việc gì đó nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn dễ ngủ hơn.
- Tăng cường vận động thể chất vào ban ngày, tránh tập thể dục trước khi ngủ ít nhất 3 giờ.
- Kết hợp massage, xoa bóp nhẹ vùng đầu hoặc sau gáy để tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giảm các cơn đau.
Dùng thuốc để điều trị nhưng hãy cẩn trọng với tác dụng phụ
Sử dụng thuốc mua tự do (OTC) hoặc thuốc kê đơn được coi là một trong những giải pháp hiệu quả làm giảm các cơn đau đầu mất ngủ. Một số loại thuốc điều trị điển hình bao gồm:
- Thuốc điều trị đau đầu do căng thẳng: Thuốc giảm đau (aspirin, ibuprofen. naproxen), thuốc kết hợp giảm đau và an thần, triptans, thuốc chống trầm cảm amitriptyline, thuốc chống co giật topiramate và thuốc giãn cơ…
- Thuốc điều trị đau nửa đầu: Thuốc giảm đau, Indomethacin, Triptans, Ergots, Opioid, Glucocorticoid, thuốc chẹn beta, thuốc bổ kênh canxi, thuốc cao huyết áp lisinopril, thuốc chống trầm cảm amitriptyline, venlafaxine…
Hầu hết, các loại thuốc đều có khả năng giảm đau rõ rệt trong một thời gian ngắn. Nhưng việc dùng thuốc cần được sự hướng dẫn theo dõi thật kỹ của bác sĩ. Tránh lạm dụng biện pháp này, vì có thể gặp hiện tượng kháng thuốc, gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Giảm đau đầu mất ngủ an toàn bằng cách sử dụng viên uống
Các chuyên gia sức khỏe khuyên người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, ngủ nghỉ đúng giờ kết hợp sử dụng các sản phẩm bổ sung để tối ưu hiệu quả cải thiện tình trạng đau đầu mất ngủ. Bởi đây là những cách điều trị an toàn, nhanh chóng, hạn chế tối đa nguy cơ nhờn thuốc hay gặp tác dụng phụ. Và sử dụng Viên uống giảm stress, cải thiện giấc ngủ Hush & Hush Mind Your Mind đang là giải pháp hữu hiệu được nhiều người bị đau đầu mất ngủ ưa chuộng và đánh giá tốt nhất hiện nay.
Viên uống Hush & Hush Mind Your Mind với thành phần chiết xuất từ 100% thực vật hữu cơ tự nhiên, bao gồm: L-Theanine, Magnesium, L-Tryptophan, chiết xuất cúc La Mã, Rễ cây nữ lang và cây rễ vàng. Sản phẩm mang đến hàng loạt công dụng ấn tượng như:
- Hỗ trợ tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, từ đó làm giảm tình trạng thiếu máu lên não gây đau đầu.
- Làm dịu tâm trí, giảm cảm giác lo âu, căng thẳng, ổn định cảm xúc.
- Kích thích các tế bào não ở trung khu thần kinh tạo cảm giác buồn ngủ tự nhiên mà không bị phụ thuộc vào thuốc.
- Giúp đưa bạn vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
- Hạn chế tối đa tình trạng đau đầu, mệt mỏi sau khi thức dậy.
- Giảm mệt mỏi, bổ sung năng lượng cho cơ thể và tăng cường trí lực.
Hush & Hush Mind Your Mind được bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất tại Mỹ, được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ cực kỳ dày dặn kinh nghiệm. Nhằm mang đến giải pháp hiệu quả hỗ trợ điều trị chứng đau đầu mất ngủ, giúp bạn nhanh chóng lấy lại giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn. Sản phẩm có thiết kế viên nang bao phim không đắng, không có mùi vị khó chịu nên cực kỳ dễ uống. Viên uống hiện đang được phân phối 100% tại trang web Hush & Hush VietNam, nếu bạn đang cần mua sản phẩm này thì có thể liên hệ qua trang web hoặc qua hotline 089 919 7933 để đặt hàng nhé.
Kết luận
Đau đầu mất ngủ không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh mà còn là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, Review Skincare khuyên bạn ngay từ khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về các cơn đau, người bệnh nên đi khám sớm nhất có thể, để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
Câu hỏi thường gặp:
Đau đầu mất ngủ kéo dài bao lâu được gọi là bất thường?
Nếu bạn bị đau đầu liên tục trong khoảng 7- 15 ngày, thì không nên chủ quan tự điều trị tại nhà, mà nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn mô tả lại cơn đau, vị trí đau, thời gian và tần suất đau đầu. Do đó hãy cố gắng ghi nhớ hoặc note ra giấy về biểu hiện và triệu chứng bệnh để giúp quá trình thăm khám thuận lợi hơn nhé.
Nên ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ?
Theo khuyến nghị của Học viện Y học về giấc ngủ và Hiệp hội nghiên cứu giấc ngủ: Trẻ em từ 4-12 tháng tuổi nên ngủ 12-16 giờ/ngày, 1-2 tuổi ngủ 11-14 giờ/ngày, 3-5 tuổi cần ngủ 10-13 giờ/ngày, trẻ từ 6-12 tuổi ngủ 9-12 giờ/ngày là đủ, thanh thiếu niên từ 13-18 tuổi nên ngủ 8-10 giờ/ngày và người lớn từ 18-60 tuổi nên ngủ tối thiểu 7 giờ mỗi đêm.
Đối tượng nào dễ bị đau đầu mất ngủ?
Đau đầu mất ngủ có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhưng chủ yếu là gặp ở người trung tuổi, đến cao tuổi. Tuy nhiên, tình trạng bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa do người trẻ đang ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống.